Home Nam Mỹ [Peru] Kỳ 2: Cuộc sống thường nhật của người Lima

[Peru] Kỳ 2: Cuộc sống thường nhật của người Lima

Tác giả: uyenangel 08/06/2016
1492167_121395078195485_4484780887564975202_o

Ngày thứ ba ở Lima, anh bạn Jamie tôi quen qua Couchsurfing đến Hostel đón tôi đi bộ vào những con hẻm ở Lima. Chúng tôi đi qua khu chợ được coi là đông đúc nhất Down town Lima, người chen lẫn người, tuy nhiên không khí rất vui nhộn.

11226055_121394511528875_1063359737707941732_n

Mỹ phẩm và kem dưỡng da làm từ ốc sên

Ở đây người ta bán mọi thứ từ thượng vàng hạ cám, từ những thứ rẻ nhất đến những thứ đắt đỏ. Thậm chí tôi còn ngạc nhiên thấy họ bán cả mỹ phẩm và trang trí bằng những con ốc sên to đến phát sợ để quảng cáo cho kem dưỡng da làm từ con ốc sên! Có hẳn cả một China town trong lòng khu chợ to lớn này. Chợ đông đến mức tôi cứ nghĩ cả thành phố đổ dồn về đây mua bán. Tại khu chợ, tôi bắt gặp những đứa trẻ đang chơi nhảy lò cò khiến tôi nhớ lại tuổi thơ của mình, nơi vỉa hè là sân chơi. Người Peru luôn hạnh phúc cười nói cho dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bạn luôn thấy những cặp trai gái âu yếm nhau trên phố, một đôi bán hàng bonsai dạo trên phố vừa ngồi bán vừa ôm nhau, một đôi ôm hôn nhau trong nhà hàng trong lúc chờ món ăn, một vài gia đình đang chơi ở công viên,…

Một điểm khác, tôi rất ngạc nhiên khi chi phí ở Lima quá cao so với thu nhập. Giá thực phẩm gần ngang ngửa với giá ở Mỹ. 1usd đổi chỉ được 2.7 Soles và 1 ly cà phê Starbucks loại Medium giá 13 Soles. Giá này còn cao hơn ở Mỹ chút đỉnh. Một bữa ăn bình dân giá 7 Soles; còn nếu ăn ngon phải hơn 20 Soles. Một con vịt quay Bắc Kinh ở phố China Town có giá 36$ Mỹ, anh tour guide giải thích Vịt ở đây rất đắt!

11181830_121397268195266_2069109244824610130_o

Jamie, anh bạn quen qua Couchsurfing đưa Uyên đến quán cafe và bánh truyền thống tại một góc down town

Ngoài những món ăn vặt ngoài đường mà tôi thường thấy mỗi khi đi qua, thì Lima còn có nhiều nhà hàng buffet bình dân cho giới văn phòng. Nếu bạn là người yêu thích các món ăn làm từ khoai tây thì Peru là thiên đường bởi nơi đây có đến hơn 2000 loại khoai tây và Peru cũng là quốc gia đầu tiên trồng khoai tây trên thế giới. Tôi lọ mọ tìm vào một quán ăn do người địa phương chỉ dẫn, quán có tên là Kasamama dành cho dân văn phòng làm việc xung quanh đây. Tại quán ăn ấm cúng và mang đậm tính bản xứ này, những món ăn được giữ nóng bằng các nồi đất và than hồng luôn giữ cho đồ ăn được nóng mà không bị nấu quá chính. Giá cho mỗi phần ăn buffet khoảng 20usd, như Uyên đã nói trước thì Lima là nơi không hề rẻ chút nào. Các món ăn khá phong phú tuy nhiên chủ yếu là khoai tây, thịt bò, thịt heo và các loại nước sốt địa phương. Thức uống tại đây là món nước lựu ép, hay nước bắp tím có pha chút rượu địa phương gọi là Chicha

11120920_121395391528787_7369313388775557601_o

Hình ảnh đánh giày phổ biến trên những con phố đông đúc ở Lima

Hình ảnh người đàn ông lọ mọ đánh giày cho khách trong một cái booth là hình ảnh phổ biến trên những con phố cực kỳ đông đúc ở Lima. Những vị khách luôn mặc vest cẩn thận và ngồi trên ghế đánh giày một cách nghiêm túc. Có khi họ đọc báo, có khi họ lấy điện thoại nhắn tin trong khi người đánh giày làm công việc của mình. Với việc đánh giày, tôi hỏi một anh đang ngồi đánh giày cùng bạn gái thì anh nói giá đánh giày khoảng 4 soles. Vì đây là hình ảnh quen thuộc hàng ngày và cũng là công việc kiếm tiền rất đỗi bình thường, nhưng nhiều du khách lại cảm thấy ái ngại cho hình ảnh này, có cái gì đó không ổn ở những con người đang ngồi trên ghế và dưới chân họ là những người lao động cần mẫn đang đánh giày. Bạn tôi giải thích rằng, có vẻ như mình nhạy cảm quá, chứ cứ nghĩ rằng, đó chỉ là công việc đánh giày bình thường, thay vì nơi khác họ cởi giày ra và đưa giày cho người ta đánh, thì đây, người khách ngồi trên cái booth chẳng qua chỉ là nghỉ ngơi chờ đôi giày được đánh xong mà thôi…

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm